Visual Studio 2008 tốt hơn bao giờ hết

Lược sử phát triển

Ngược dòng thời gian, trở về với năm 1997, thời điểm phiên bản đầu tiên, Visual Studio được chia ra các bản IDE (Integrated Development Environment – môi trường phát triển tích hợp) nhỏ bao gồm Visual C++, Visual Basic, Visual J++ và một công cụ có tên InterDev.

Năm 2002 và 2003, Microsoft trình làng cặp sản phẩm mang tính đột phá Visual Studio .NET 2002 và Visual Studio .NET 2003 cùng với .Net Framework. Đây là một IDE đa năng, bạn có thể viết ứng dụng bằng bất cứ ngôn ngữ gì, từ C++, Visual Basic cho dến J++ hay C#; chỉ cần duy nhất một IDE là bạn sẽ làm chủ tất cả, từ thiết kế giao diện cho tới soạn thảo mã lệnh, tất cả đều thật dễ dàng.

Ba năm sau, Visual Studio 2005 ra đời, nó giúp cho nhà phát triển làm việc nhóm dễ dàng và hiệu quả, cũng như giúp họ giảm bớt công sức và thời gian trong quá trình phát triển.

Được cho là tốt hơn tất cả phiên bản trước đây, Visual Studio 2008 đã sẵn sàng ra mắt.

Tốc độ

Với mỗi phiên bản, Microsoft luôn cố gắng cải thiện Visual Studio để sao cho bạn luôn đạt được hiệu suất làm việc ngày càng cao hơn.

Truy xuất dữ liệu

Có thể nói những thay đổi về truy xuất dữ liệu trong Visual Studio 2008 là một cuộc cách mạng. Ở phiên bản này Microsoft giới thiệu LINQ (Language Integrated Query – Ngôn ngữ truy vấn tích hợp) giúp nhà phát triển có thể tương tác với dữ liệu dựa trên một mô hình hoàn toàn mới với rất nhiều hỗ trợ cho hai ngôn ngữ C# và Visual Basic. Xử lý dữ liệu luôn là trở ngại chính mà các nhà phát triển thường phải đối mặt, đặc biệt là quá trình làm việc với những dữ liệu mang tính trao đổi cao như XML (eXtensible Markup Language - Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng). Nhưng với LINQ, mọi thứ dường như được giải tỏa, bởi như tên gọi của nó, LINQ được tích hợp vào ngay bản thân ngôn ngữ lập trình.

Thiết kế giao diện nhanh, hiệu quả

Với Visual Studio 2008, chỉ với một IDE duy nhất, chúng ta có thể làm việc được với tất cả các phiên bản của .Net Framework từ phiên bản mới nhất 3.5 đến phiên cũ hơn 3.0 hay thậm chí là 2.0. Đặc biệt Windows Form designer của Visual Studio 2008 được tích hợp chặt chẽ với WPF (Windows Presentation Foundation), giúp nhà phát triển có được một giao diện thật bắt mắt nhưng lại chẳng tốn nhiều thời gian, công sức.

Không chỉ có vậy, chúng ta có thể sử dụng bộ công cụ thiết kế giao diện hàng đầu của Microsoft là Microsoft Expression Suite để quản lý bố cục, các control cũng như việc gắn kết dữ liệu. MES được thiết kế giúp cho việc chuyên biệt hóa thiết kế, giờ đây dữ liệu giữa Visual Studio 2008 và Expression có thể chia sẻ với nhau một cách dễ dàng, nhà thiết kế và nhà phát triển có thể dễ dàng cộng tác với nhau hơn.

Nền tảng mới, hỗ trợ mới

Sinh sau đẻ muộn, Visual Studio 2008 hỗ trợ toàn bộ các nền tảng lớn của Microsoft như Microsoft Office 2007, Microsoft Windows Vista, Microsoft SQL Server 2008 và Microsoft Windows Server 2008.

Vắt kiệt Microsoft Office


Tích hợp chặt chẽ với Microsoft Office thông qua bộ công cụ Visual Studio Tools for Office (VSTO), nhà phát triển có thể tận dung toàn bộ ưu thế, năng lực tính toán, xử lý và kết xuất dữ liệu của Microsoft Office để cho ra đời một sản phẩm đặc thù của riêng mình. Theo một số nhận định, VSTO là nhịp cầu nối hoàn hảo giữa Office và Visual Studio.

Hỗ trợ Vista từ trong ra ngoài

Không chỉ là hỗ trợ về mảng thiết kế giao diện trực quan thông qua Windows Form Designer, Visual Studio 2008 còn hỗ trợ nhà phát triển can thiệp sâu vào XAML để xây dựng giao diện cho các ứng dụng dựa trên nền WPF. Ngoài ra, theo Microsoft thì Visual Studio 2008 hỗ trợ tới trên 8000 API (Application Programming Interface) dành riêng cho Vista. Thậm chí Visual Studio 2008 còn hỗ trợ cả WF (Windows Workflow Foundation) giúp nhà phát triển dễ dàng hơn khi triển khai ứng dụng, có thể không cần viết một dòng mã nào.

Cộng tác

Với Visual Studio Team System 2008, nhóm phát triển có được những hỗ trợ đặc biệt từ các tính năng mới, có thể quản lý được chất lượng của sản phẩm ở mọi khâu trong quá trình phát triển.

Mở rộng nhóm

Như đã nói, về khả năng cộng tác, Visual Studio Team System 2008 tốt hơn bao giờ hết. Toàn bộ nhóm phát triển có thể làm việc “cùng nhau” một cách thực thụ.

Chuyên viên phân tích cơ sở dữ liệu có thể tạo riêng ra các project CSDL rồi tích hợp chúng vào hệ thống quản lý phiên bản của Team Foundation Server (Team Foundation Server’s version control), kiểm tra thử các Stored procedure, sinh ra dữ liệu thử nghiệm,...

Trong khi đó nhà thiết kế giao diện có thể tung hoành với bộ công cụ Microsoft Expression Studio để tạo ra những giao diện bắt mắt nhất với hiệu năng cao nhất. Và nhà phát triển có thể sử dụng ngay Visual Studio để soạn thảo code.

Nhắm tới chất lượng

Càng ngày mức độ phức tạp của các ứng dụng càng được nâng cao tuy nhiên chất lượng của sản phẩm vẫn cần được đảm bảo. Với Visual Studio 2008 nhà phát triển có thể đảm bảo được cả tiến độ công việc cũng như chất lượng, có thể triển khai Unit test một cách dễ dàng thông qua công cụ dòng lệnh được tích hợp với IDE.

Nhìn nhận


Tổng quan, Visual Studio 2008 được xây dựng dựa trên bộ ba trụ cột chính:

• Cải thiện hiệu năng sản phẩm

• Hỗ trợ quản lý vòng đời ứng dụng

• Sử dụng công nghệ mới

Visual Studio 2008 đem tới cho nhà phát triển, nhóm phát triển những hỗ trợ chuyên biệt như:

• Hỗ trợ phát triển cho thiết bị thông minh

• Xây dựng các ứng dụng dựa trên nền Microsoft Office

• Xây dựng ứng dụng tương thích Windows Vista

• Nâng cao hiệu suất xử lý dữ liệu

• Đem đến những trải nghiệm mới về web

• Nâng cao hỗ trợ cho nhà phát triên

• Hỗ trợ quản lý vòng đời ứng dụng chi tiết

Trải nghiệm

Tính tới thời điểm này, Visual Studio 2008 Beta 2 bao gồm các phiên bản sau:

• Visual Studio 2008 Beta 2 Express Editions

Chia ra các gói nhỏ cho mỗi IDE (VB, VC#,VC++, VWD), mỗi gói xấp xỉ 450 MB

• Visual Studio 2008 Beta 2 Standard Edition (722 MB)

• Visual Studio 2008 Beta 2 Professional Edition (3,1 GB)

• Visual Studio Team System 2008 Beta 2 Team Suite (3,2 GB)

• Visual Studio Team System 2008 Beta 2 Team Foundation Server (1,4 GB)

• Visual Studio Team System 2008 Beta 2 Test Load Agent (232 MB)
kèm với

• MSDN Library for Visual Studio 2008 Beta 2 (1,9 GB)

Chúng được đóng gói dưới dạng file ảnh “.img”, bạn cần ghi ra đĩa CD/DVD để cài đặt hoặc mount trực tiếp file ảnh để cài. Tải xuống dùng thử tại http://msdn2.microsoft.com/en-us/vstudio/aa700831.aspx.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng Virtual PC để thử nghiệm Visual Studio 2008, Microsoft có cung cấp Virtual PC cài sẵn Visual Studio 2008 (có thể tải ở địa chỉ trên) gồm 2 file ảnh:

• Visual Studio Team System 2008 Beta 2 Team Suite (4,6 GB)

• Visual Studio Team System 2008 Beta 2 Team Suite & Team Foundation Server (5.6 GB)

Chúc bạn có những trải nghiệm thú vị với phiên bản mới của bộ Visual Studio, và đừng quên đóng góp ý kiến cho Microsoft để họ có thể hoàn thiện Visual Studio 2008 trước khi nó chính thức ra mắtc.

Nguyễn Trí Trung
email: trungnguyentri@gmail.com

->Xem chi tiết...

Ghi đĩa nhanh gọn với BurnAware Free Edition

Những bộ phần mềm “cỡ bự” có tiếng như Nero thường ”nhồi nhét” hàng tá thứ từ phần mềm chơi nhạc đến chuyển định dạng file. Nhưng trên thực tế, chức năng được sử dụng nhiều nhất luôn là ghi đĩa CD/DVD, và BurnAware Free Edition hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này trong khi hoàn toàn miễn phí!



BurnAware Free Edition có kích thước rất nhỏ gọn nhờ chỉ tập trung vào tác vụ duy nhất: ghi dữ liệu từ PC ra CD/DVD, và thậm chí HD-DVD hoặc .. Blu-ray, nếu bạn có nhu cầu. Bạn sẽ cảm nhận sự “chuyên môn hoá” cao của BurnAware ngay sau lần chạy đầu tiên:

Giao diện chính khá đẹp mắt của BurnAware có 4 lựa chọn: ghi đĩa chứa dữ liệu (DataDisk), ghi đĩa nhạc (Audio CD), phim (Video DVD) chạy trên đầu đĩa DVD dân dụng, và ghi đĩa từ file ảnh .ISO có sẵn (Disk Image). Click vào chức năng cần sử dụng, ví dụ DataDisk, bạn sẽ thấy giao diện khá quen thuộc tương tự những phần mềm ghi đĩa phổ biến với “vừa đủ” lựa chọn: thêm file vào đĩa CD/DVD (add files), tạo folder mới (New Folder), chọn loại đĩa cần ghi (CD/DVD/DVD9/HD-DVD/Blu-ray), và cuối cùng nhấn vào nút Burn màu đỏ để bắt đầu quá trình ghi đĩa



BurnAware chỉ tập trung duy nhất vào chức năng ghi đĩa, do đó các tuỳ chọn được sắp xếp rất trực quan và dễ sử dụng. Các lựa chọn “phụ” như ghi đĩa nhiều lần (multi seassons disk), tốc độ ghi (write speed) được giấu trong menu Disk > Options nhằm giảm bớt tối đa rắc rối cho người dùng thông thường. Các chức năng ghi đĩa nhạc (Audio CD), phim (Video CD) còn lại cũng có lựa chọn theo hướng “đơn giản hoá” tương tự.

Sự đơn giản của BurnAware đôi khi cũng gây phiền toái, ví dụ như chức năng xoá dữ liệu trên đĩa ghi-xoá Rewritable thường sử dụng lại nằm khá sâu trong menu Recorder > Erase Rewritable của mục ghi đĩa dữ liệu DataDisk.

Quá trình thử nghiệm cho thấy phần mềm thực hiện khá tốt công việc, ghi đĩa ổn định và đạt chất lượng yêu cầu, mặc dù chức năng ghi DVD phim hơi khó sử dụng và chức năng ghi Blu-ray .. hoàn toàn không sử dụng được. Nếu quá chán ngán với những bộ phần mềm đồ sộ hàng trăm MB như Nero Suite trong khi chỉ muốn ghi vài đĩa nhạc, phim “nhẹ nhàng, nhanh chóng”, BurnAware là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Chương trình có dung lượng 4,52 MB, có thể download miễn phí tại đây.

->Xem chi tiết...

Tối ưu Windows bằng WinXP Manager


Đôi khi việc sử dụng máy tính và quản lý các Programs trong máy tính còn có nhiều phức tạp trong cách dùng. Việc dọn dẹp và tinh chỉnh các tùy chọn của Windows rất khó khăn. Vì thế chương trình WinXP Manager làgiải pháp khá hiệu quả cho người sử dụng máy tính.




Một số tính năng chính của chương trình

Information: Hiển thị chi tiết thông tin của hệ điều hành và phần cứng trên máy của bạn.

Optimizer: Quản lý Windows Startup, tốc độ Shutdown, màn hình và bộ nhớ trống của hệ thống.

Cleaner: Tìm và dọn dẹp các tập tin rác, tập tin hệ thống, hình nền và screensaver không cần thiết nhằm giải phóng đĩa cứng của bạn.

Customization: Các công cụ trong mục này giúp bạn thay đổi thông tin của hệ điều hành như người sử dụng, phiên bản, mã số đăng ký, …

Security: Bạn có thể thiết lập các tùy chọn cho Desktop, Menu, Control Panel như vô hiệu hóa Registry Editor, Task Manager, Command Prompt, Recycle Bin, Windows Updates …

Network: Tối ưu hóa các thông số nhằm giúp bạn kết nối Internet nhanh hơn, an toàn hơn.

Misc Uilities: Bao gồm một bộ sưu tập các tiện ích sẵn có của Windows

Nó sẽ giúp bạn quản lý máy tính và các chương trình hiệu quả hơn rất nhiều mà thao tác lại khá đơn giản.

Sau đây là một ví dụ hướng dẫn làm cho WinXP chạy tối ưu hơn.

Chạy chương trình, chọn thẻ Optimize --> Chọn tab System Speed. Ở mục này các bạn có thể chọn tất cả các tùy chọn dùng để tăng tốc hệ thống như Tắt dịch vụ index (dùng cho tìm kiếm), tự động đóng các chương trình bị treo, tắt trình kiểm lỗi Dr. Watson… như trong hình

Các tab Shutdown Speed, Startup Speed cũng cung cấp các tùy chọn giúp bạn có thể loại bỏ cũng như tối ưu các tác vụ mà không cần phải bận tâm đến Registry. Sau khi bạn lựa chọn xong bạn có thể phải khởi động lại Windows và bạn sẽ tự mình đánh giá được tốc độ đã được cải thiện như thế nào.
Ngoài ra bạn còn có thể truy cập thêm nhiều tính năng khác như ẩn ổ đĩa, thư mục, mã hóa file, mã hóa thư mục, thay đổi hình nền, quét rác, dồn registry, chống sao chép vào đĩa USB, khóa ổ đĩa USB hay bỏ khóa do virus làm mất Folder Options , Task Manager, Registry… một cách dễ dàng chỉ bằng các cú nhắp chuột.

WinXP Manager có thể download file tại đây :

Bạn phải download cả Download .net framework 2.0 thì mới cài đặt được WINXP Manager.



->Xem chi tiết...

Phóng to, thu nhỏ hình ảnh trên web chỉ cần click chuột

Thông thường để phóng to hay thu nhỏ hình ảnh trên web thì bạn có thể dùng các cách như tải về rồi dùng một chương trình xử lý ảnh thực hiện, dùng chức năng phóng to trang web của trình duyệt hay bấm vào hình để phóng to lên một chút (nếu hình đó có kích cỡ lớn hơn).




Tuy vậy, cách thực hiện cũng khá bất tiện và mất công vì không phải hình nào cũng cần tải về, còn phóng to trang web thì chữ cũng to luôn chiếm hết diện tích trang hay nếu có bấm vào hình để xem lớn hơn thì cũng chỉ khá hơn một chút mà thôi, xem không “phê” chút nào.

Thay vì vậy, có một cách đơn giản hơn, chỉ cần click chuột vào hình bạn muốn xem thì nó sẽ tự động phóng to hay thu nhỏ tùy ý và cũng có thể dễ dàng trở lại kích cỡ ban đầu nếu muốn.

Để thực hiện được chức năng này, yêu cầu bạn phải dùng trình duyệt Firefox và cài thêm một plugin Image Zoom từ địa chỉ http://imagezoom.yellowgorilla.net/imagezoom_0.3.xpi. Sau khi cài đặt xong plugin và khởi động lại Firefox, bạn có thể thực hiện việc phóng to hay thủ nhỏ hình ảnh ngay lập tức mà không cần phải thiết lập gì thêm.

Muốn phóng to hình nào trên trang web thì bạn bấm giữ chuột phải tại nó rồi click nút chuột trái một lần (nếu muốn hình phóng to hơn nữa thì bạn cứ giữ nút chuột phải và kéo nút chuột giữa xuống cho hình đến kích cỡ mong muốn). Còn để thu nhỏ hình lại theo kích cỡ mặc định ban đầu (hoặc muốn nó nhỏ hơn nữa) thì bạn cũng bấm giữ nút chuột phải tại hình rồi bấm nút chuột giữa một lần (hay vẫn giữ nút chuột phải rồi kéo nút chuột giữa lên).

Mặt khác, ngoài cách dùng chuột như trên, bạn cũng có thể dùng từ menu bằng cách bấm chuột phải vào hình, chọn mục Zoom Image rồi chọn mức độ phóng to, thu nhỏ hay mặc định theo cỡ nào tùy ý

->Xem chi tiết...